ỨNG DỤNG 36 TỬ HUYỆT VÀO TRỊ BỆNH

Posted on 15.12.2013 by nhacsitanxuan

UNG DUNG

ỨNG DỤNG 36 TỬ HUYỆT VÀO TRỊ BỆNH

Lương y – Võ sư NGUYỄN TẤN XUÂN

(Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu – Ứng dụng Võ thuật M.C)

Trong cơ thể con người có 36 huyệt đạo nếu phạm phải có thể gây nguy hiểm đến tinh mạng gọi là “Tử huyệt”.

36 “Tử huyệt” này được phân bố như sau:

– 9 huyệt vùng đầu, mặt: Bách hội, Thần đình, Thái dương, Nhĩ môn, Tình minh, Nhân trung, Á môn, Phong trì, Nhân nghinh.

– 14 huyệt vùng ngực, bụng: Đản trung, Cưu vĩ, Cự khuyết, Thần khuyết, Khí hải, Quan nguyên, Trung cực, Khúc cốt, Ưng song, Nhũ trung, Nhũ căn, Kỳ môn, Chương môn, Thương khúc.

– 8 huyệt vùng lưng, thắt lưng: Phế du, Quyết âm du, Tâm du, Thận du, Mệnh môn, Chí thất, Khí hải du, Trường cường (Vĩ lư).

– 5 huyệt vùng tay, chân: Kiên tỉnh, Thái uyên, Túc tam lý, Tam âm giao, Dũng tuyền.

Trong quá trình hành nghề y học cổ truyền chúng tôi đã phối hợp với “Lục tổng huyệt” và “Bát hội huyệt” để điều trị những chứng bệnh thường gặp đạt được hiệu quả cao, nên chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc với mong muốn nó sẽ giúp ích cho quý vị khi hữu sự.

Tại sao phải phối hợp với “Lục tổng huyệt” và “Bát hội huyệt”? Vì nguyên tắc thành lập một phương huyệt phải dựa trên cơ sở: huyệt chính, huyệt trực tiếp và huyệt bổ sung.

  • Huyệt chính: là huyệt trị bệnh chủ yếu.
  • Huyệt trực tiếp: là huyệt ngay chỗ đau để cắt con đau.
  • Huyệt bổ sung: là huyệt tăng thêm tác dụng chũa bệnh.

Ví dụ: Bệnh “Đau lưng” ta dùng huyệt chính là Ủy trung, bởi huyệt Ủy trung đặc trị đau lưng. Thận du là huyệt trực tiếp tại chỗ đau để giải tỏa cơn đau và Thái khê là huyệt nguyên của đường knh Thận, để bổ Thận trị đau lưng.

“Lục tổng huyệt”: Hợp cốc, Liệt khuyết, Ủy trung, Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao.

“Bát hội huyệt”: Trung quản, Chương môn, Dương lăng tuyền, Thái uyên, Đản trung, Đại trữ, Huyền chung, Cách du.

1.                 BỆNH CẤP CỨU

* BẤT TỈNH NHÂN SỰ

Bất tỉnh nhân sự là người bệnh đột nhiên ngất xỉu, gọi không tỉnh nhưng tim vẫn đập, các bộ phận bài tiết vẫn hoạt động. Thường có 2 thể bệnh:

a. Thể nhẹ (chứng bế): Người bệnh hôn mê nông, gọi không trả lời nhưng cấu (véo) người bệnh còn biết đau, miệng mím, tay nắm, thở bình thường.

+ Huyệt sử dụng:

Nhân trung: Ở điểm nối 1/3 trên với 2/3 dưới của rãnh môi trên dưới mũi.

Bách hội: Khe lõm ở giao điểm của đường nối hai đỉnh vành tai và đường dọc qua giữa đầu (gấp 2 vành tai về phía trước).

Hợp cốc: Ở chỗ lõm giữa bờ xương quay của xương bàn tay 2. Xòe rộng ngón tay cái và ngón trỏ ra, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 ngón tay cái bên kia để vào hổ khẩu tay này, áp đầu ngón cái lên mu bàn tay, đầu ngón cái ở đâu là huyệt ở đó.

b. Thể nặng (chứng thoát):Người bệnh hôn mê sâu, cấu vào người bệnh không phản ứng, miệng há, tay duỗi, thở khò khè.

+ Cứu các huyệt:

Khí hải: Dưới rốn 1,5 thốn, trên đường dọc giữa bụng.

Quan nguyên: Dưới rốn 3 thốn, trên đường dọc giữa bụng.

Dũng tuyền: Chỗ lõm giữa  2 khối cơ gan chân trong và gan chân ngoài. Lấy huyệt trong chỗ lõm trong gan bàn chân, ở điểm tiếp nối 2/5 trước và 3/5 sau từ đoạn đầu ngón chân 2 đến bờ sau gót chân.

* NGẤT

Người bệnh chết trong chốc lát, không thở hoặc thở rất nhẹ, tim không đập hoặc đập rất yếu. Sau một thời gian ngắn các hoạt động trên trở lại bình thường và người bệnh tỉnh lại.

+ Huyệt sử dụng:

Nhân trung: Xem ở “Bất tỉnh nhân sự”.

Nội quan: Trên nếp gấp khớp cổ tay 2 thốn, trong khe gân hai tay gan tay lớn và gan tay bé (gấp bàn tay cho rõ khe).

Túc tam lý: Ở dưới chỗ lõm xương bánh chè 3 thốn, cách mào xương chày một khoát ngón tay.

* LIỆT NỬA NGƯỜI

Người bỗng ngã vật bất tỉnh, tê dại sờ vào ít cảm giác, tay chân mình mẩy nặng nề. Có khi không bị té xỉu hôn mê mà vẫn bị méo miệng, liệt mặt hoặc bán thân bất toại (liệt nửa người).

+ Huyệt sử dụng trị liệt nửa người bên trái:

Hợp cốc: Xem ở “Bất tỉnh nhân sự”.

Phong trì: Ở góc lõm do bờ ngoài cơ thang và bờ trong cơ ức đòn chũm bám vào đáy hộp sọ tạo nên.

Cách du: Từ bờ dưới mỏm gai đốt sống lưng 7 đo ra 1,5 thốn.

Tam âm giao: Ở trên mắt cá chân trong 3 thốn, chỗ lõm dưới xương. Lấy huyệt ở chỗ lõm sát bờ sau trong xương chày, trên chỗ lồi cao nhất của mắt cá trong 3 thốn.

+ Huyệt sử dụng trị liệt nửa người bên phải:

Hợp cốc: Xem ở “Bất tỉnh nhân sự”.

Phong trì: Xem ở “Liệt nửa người bên trái”.

Đản trung: Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 núm vú (nam) hoặc đường ngang qua bờ trên khớp ức sườn 5 (nữ).

Khí hải: Xem ở “Bất tỉnh nhân sự”.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s